Xử Trí Điều Trị Loét Tỳ Đè Tại Nhà

Loét do tì đè trên da và mô dưới da thường xuất hiện ở những người già, người mắc bệnh ít vận động hoặc không vận động. Bệnh cần được phòng ngừa và điều trị sớm, tránh gây thiếu máu và hoại tử mô.

Các Gia Đoạn Của Loét Tỳ Đè

   Giai đoạn 1: Tổn thương lớp thượng bì và lớp bì

Đặc điểm: Da còn nguyên vẹn, không bị mất, có màu đỏ nhạt. Không ép trắng được ở một vùng khu trú thường trên một lồi xương.

Người có da đậm màu có thể không nhìn thấy làm trắng được, màu da có thể khác với các vùng xung quanh.

Khi sờ cảm giác vùng da loét do tì đè giai đoạn này cứng và ấm hoặc lạnh hơn so với các vùng da xung quanh. Người bệnh có cảm giác đau.

Các cấp độ ứng với từng giai đoạn của loét do tì đè

   Giai đoạn 2: Tổn thương lớp thượng bì, lớp bì cùng lớp dưới da

Đặc điểm: Mất một phần lớp bì, biểu hiện là loét hở nông với đáy vết loét màu đỏ hồng, không đóng vảy, đáy vết loét nông, khô, chưa có mô hoại tử (tế bào chết có màu trắng đục).

Vùng da này cũng có thể biểu hiện như vết phỏng nước, chứa đẩy huyết thanh còn nguyên vẹn hoặc bị hở, vỡ ra.

   Giai đoạn 3: Tổn thương lớp thượng bì, lớp bì, lớp mỡ cùng lớp dưới da

Đặc điểm: Mất mô toàn bộ lớp da, có thể thấy mô mỡ dưới da nhưng không lộ gân, xương hay cơ. Có thể có lớp vảy nhưng không lấp đầy được mô bị mất.

Có thể bao gồm đường hầm là lỗ đỏ.

   Giai đoạn 4: Tổn thương ăn sâu xuống gân cơ

Đặc điểm: Mất toàn bộ mô da và dưới da, làm lộ gân hay cơ. Có thể có lớp vảy màu vàng do hoại tử đục hay eschar ở đáy vết thương.

Thường xuất hiện đường hầm hay lỗ đỏ.

Xử Trí Khi Bị Loét Tỳ Đè

Đối với các tổn thương loét ép giai đoạn 1 và 2, thường là chăm sóc vết thương bảo tồn, không phải tiểu phẫu.

Nếu tổn thương loét tì đè ở giai đoạn 3 và 4, có thể xem xét cần tiểu phẫu, cắt bỏ vùnmg loét, tạo vùng da mới.

Dân gian ta có nhiều cách sử dụng dược liệu thiên nhiên để điều trị, giảm các vết loét tì đè, tránh vết thương không bị nhiễm trùng. Trong đó, y học ngày nay ghi nhận, việc Sử dụng mật ong trong làm sạch nhanh chóng nhiễm trùng ở vết thương do loét tì đè hiệu quả. Ngoài ra, một số bằng chứng cho rằng mật ong còn giúp thúc đẩy quá trình tự làm lành vết thương, kháng khuẩn hiệu quả với một số loại vi khuẩn và nấm.

Điều trị loét tì đè thế nào?

Thuốc Sulfadiazine sử dụng điều trị loét tì đè

   Nâng đỡ thể trạng

Bằng việc: Giảm đau, chăm sóc tiêu tiểu không tự chủ, vệ sinh ổ loét và các mô xung quanh đúng cách. Ngoài ra, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ (calories, Vitamin, Protein, yếu tố vi lượng).

   Giảm áp lực tì đè

Bằng việc: Nằm đầu cao 30 độ, giúp thay đổi tư thế nằm mỗi 2 giờ một lần, có thể tập vận động nếu được. Việc sử dụng giường, ghế đẩy trợ đặc biệt có thể giảm áp lực tì đè, duy trì dưới 32 mmHg.

 Những Khó Khăn Của Người Nhà Khi Bị Loét Tỳ Đè

  • Không biết cách xử lý chăm sóc người bệnh ở giai đoạn 1, giai đoạn 2
  • Không biết cách nâng cao thể trạng người bệnh
  • Ngại ra viện vì mất thời điều trị dài ngày tại bệnh viện
  • Kông biết cách xử trý vết loét ở giai đoạn 3, giai đoạn 4

 Những Trăn Trở Của Người Nhà Khi Bị Loét Tỳ Đè

Hiểu được những khó khăn và vất vả kể trên chúng tôi đội ngũ nhân viên Y Tế Tâm Đức với những nhân viên Y Tế từ các BV Tuyến Trung Ương hàng đầu hà nội tận tâm luôn sẵn sàng tư vấn phục vụ người bệnh Xử Trí Điều Trị Vết Loét Tỳ Đè

  • Dịch vụ Y TẾ TÂM ĐỨC luôn đảm bảo các yêu cầu sau
  • Vết Loét được xỉ lý theo nguyên tắc vô khuẩn
  • Người bệnh được sử dụng những vật tư tiên tiến nhất
  • Người bệnh được nâng cao thể trạng theo tư vấn dinh dưỡng

Hãy liên hệ đến Y TẾ TÂM ĐỨC để được nghe tư vấn tốt nhất.

  • Y Tế Tâm Đức
  • Địa chỉ liên hệ nhà số 6 ngách 87 tam trinh hoàng mai hà nội
  • Chung cư CT2 Linh Đàm Hà Nội
  • SĐT: 0869063115
  • Gmail: ytetamduc6@gmail.com